LỒNG GHÉP DÂN CA VÀO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON

Thứ tư - 29/11/2023 21:01
Có thể nói rằng dân ca là một di sản văn hóa quý báu của dân tộc. Nó được kết thành qua quá trình lao động, sản xuất và sinh hoạt của con người, trong đó nó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui , nỗi buồn của bao thế hệ con người. Đặc biệt đối với trẻ em dân ca với những xúc cảm đặc biệt nó mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện được nhu cầu giải trí, vui chơi, được chia sẻ niềm vui chơi của các em với bạn bè, với những người xung quanh và cộng đồng, đưa các em về với tuổi thơ đúng nghĩa của nó "Tuổi thơ đầy sự hồn nhiên và trong sáng". Không những thế những làn điệu dân ca làm giàu nguồn tình cảm, phát triển trí tuệ và ngôn ngữ cho trẻ.
Như chúng ta đã biết, âm nhạc là loại hình nghệ thuật xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người, nó gắn bó với con người và trở thành nhu cầu không thể thiếu. Âm nhạc phản ánh cuộc sống con người bằng những hình tượng âm nhạc. Âm nhạc còn phản ánh niềm vui, nổi buồn, khát vọng, ước mơ của con người. Đối với trẻ mầm non, âm nhạc có vai trò vô cùng quan trọng. Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm, âm nhạc của trẻ là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc từ lúc còn trong nôi. Những lời ru của bà, của mẹ, những câu hát mộc mạc, gần gũi đã nuôi lớn tâm hồn trẻ thơ của trẻ. Tình yêu gia đình, quê hương cũng lớn lên từ tiếng hát, lời ru đó. Trẻ mầm non dể xúc cảm, ngây thơ trong sáng nên rất dể tiếp xúc với âm nhạc. Thế giới âm nhạc muôn màu, muôn sắc tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện: thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ, Để hun đúc cho các bé có tâm hồn dân tộc, giáo dục nghệ thuật cổ truyền đóng vai trò hết sức quan trọng. Những cái hay, cái đẹp, những nét đặc sắc của dân tộc từ đời này qua đời khác đã theo các làn điệu dân ca tác động đến nhiều thế hệ. Những làn điệu dân ca, những sáng tác mang sắc thái dân tộc phải được đến sớm với tuổi thơ, lứa tuổi hồn nhiên trong sáng. Trẻ mầm non tiếp xúc dân ca quá muộn hoặc không được nghe dân ca thì khi trưởng thành trẻ sẽ thờ ơ với dân ca hoặc có ưa thích thì cũng chỉ là âm nhạc tầm thường.vì vậy trong trường mầm non Hoa Mai các cô giáo đã khéo léo va lồng ghép nhạc dân ca vào dạy cho trẻ. Dân ca đối với trẻ là tiếp xúc nghệ thuật tổng hợp, thỏa mãn tính hình tượng đang phát triển mạnh ở trẻ. Dân ca nhằm mục đích cho trẻ tiếp thu với nền văn hóa truyền thống một cách tích cực, phù hợp hoạt động của trẻ.
Và dưới đây là một số hoạt động trẻ làm quen với các làn điệu dân ca.
IMG 9612
Cô trò lớp 5 tuổi A làm quen với các làn điệu dân ca các vùng miền dân ca vùng miền
IMG 9610
Bài hát bac kim thang dân ca nam bộ
 
IMG 9565
bài hát cò lả dân ca bắc bộ
 
IMG 9604IMG 9612

Tác giả bài viết: Tổ chuyên môn khối 5 tuôi

Nguồn tin: Trường MN Hoa Mai:

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn cần  
/
 để chia sẽ thông tin,ý kiến ...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay388
  • Tháng hiện tại15,484
  • Tổng lượt truy cập557,101
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây