CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH THUỶ ĐẬU CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI

Thứ ba - 02/01/2024 10:30
Trước tình hình một số lớp xuất hiện trường hợp học sinh mắc bệnh thủy đậu, trường mầm non Hoa Mai đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch, không để bệnh thủy đậu bùng phát, lan rộng trong các lớp nói riêng và trong nhà trường nói chung.
Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, có khả năng lây lan nhanh chóng đặc biệt ở trong môi trường lớp học mầm non. Sau đây là một số biện pháp mà trường mầm non Hoa Mai đã triển khai và thực hiện nhằm khống chế bệnh dịch, không để tình trạng bệnh lây lan rộng trong nhà trường:
1. Tuyên truyền đến phụ huynh về bệnh thủy đậu.
Bệnh thủy đậu, tên khác là bệnh trái rạ do virus Varicella – Zoster gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan nhanh chóng, xảy ra ở cả trẻ em và người lớn.
Vậy thủy đậu lây qua đường nào: Bệnh được lây truyền từ người sang người thông qua các giọt bắn từ đường hô hấp khi nói chuyện, ho và hắt hơi hoặc chất dịch từ các nốt phỏng. Ngoài ra, bệnh còn được lây truyền gián tiếp qua việc dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, ăn uống chung với người bệnh.
Triệu chứng thủy đậu như thế nào?
Giai đoạn ủ bệnh: Đây là giai đoạn từ khi nhiễm virus đến khi cơ thể phát bệnh, khoảng 10 – 14 ngày. Trong những ngày này, không có dấu hiệu đặc biệt gì, rất khó để phát hiện.
Giai đoạn khởi phát: Bệnh nhân đã có những triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, đau đầu, nổi hạch sau tai, phát ban nhỏ, sốt nhẹ,…
Giai đoạn toàn phát: Bệnh nhân sốt cao , chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu và đau cơ. Các nốt ban đỏ trở thành mụn nước lan khắp toàn thân. Đây là lúc dấu hiệu bị thủy đậu trở nên rõ ràng nhất. Các mụn nước có quầng đỏ xung quanh này gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Trẻ bị thủy đậu hay gãi càng khiến mụn nước dễ nhiễm trùng và lây lan.
Giai đoạn hồi phục: Sau 7 – 10 ngày, các mụn nước sẽ bị vỡ, khi được chăm sóc đúng cách sẽ dần khô lại và đóng vảy, lớp da non thay thế dần được tái tạo. Việc các nốt thủy đậu ở trẻ em có để lại sẹo lõm hay không cũng phụ thuộc vào quá trình chăm sóc này và cả cơ địa của người bệnh.
Chăm sóc và phòng bệnh
Chống nhiễm khuẩn,hạ sốt , an thần .
Tại chỗ : Nốt đậu dập vỡ nên chấm xanhmethylen.
Nên cách ly người bênh 5 đến 7 ngày để tránh lây lan.
Luôn mặc quần áo thoáng mát, tránh nước và gió cho người bệnh…Vệ sinh cá nhận sạch sẽ. Ăn uống đủ chất, uống nhiều nước trong ngày. Chú ý cắt ngắn móng tay, giữ sach tay. Trẻ nhỏ phải cho mang bao tay, xoa bột tan vô khuẩn hoặc phấm rôm khắp người đề trẻ đỡ ngứa. Tắm rửa bằng các dung dịch sát khuẩn. Tránh cọ xát là các bóng nước bị vỡ. Tiêm phòng vacin chống thủy đậu.
2. Trước tình hình một số lớp xuất hiện học sinh bị thủy đậu, nhà trường đã kịp thời và luôn sát sao trong công tác chỉ đạo các bộ phận về công tác phòng chống bệnh thủy đậu.
*Chỉ đạo các lớp
- Khi thấy trẻ có dấu hiệu bị bệnh báo ngay cho phụ huynh để đưa cháu về và thực hiện cách li cháu với cả lớp.
- Không cho trẻ dùng chung đồ dùng cá nhân
- Vệ sinh khử khuẩn lớp học, lau chùi bàn ghế, giường, sàn nhà, đồ chơi… bằng dung dịch cloraminB
- Giặt chăn, chiếu, gối, thảm nằm của trẻ sạch sẽ.
* Nhà bếp:
- Phối hợp với nhà bếp trong việc luộc khăn mặt và ca cốc của trẻ; nhà bếp thực hiện việc hấp xấy bát thìa của trẻ thường xuyên. Bát, thìa ăn cơm của trẻ được rửa sạch sẽ và sấy khô
Bệnh thủy đậu tuy nhẹ nhưng có thể gây biến chứng sau này đối với trẻ bị mắc bệnh. Trẻ nhỏ chưa có nhiều kỹ năng tự phòng bệnh nên chúng ta phải chăm sóc, giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ thật tốt để hạn chế thấp nhất sự lây lan của dịch bệnh, tránh những biến chứng có thể gây cho trẻ về sau do bệnh thủy đậu như nhiễm trùng nốt phỏng, viêm phổi, viêm màng não …
MỘT SỐ HÌNH ẢNH 
z5031877853489 73ae29fef58ca650c85f4cf2b9d089e8
 z5031877847720 aae2d37316cb1bc14c3bc68484ca393f
z5031417877373 ecca46f7a78cf054b822adea30c8a7bc


z5010030528429 436197f39aee0bbdbdcaeef25d6cbcf6 (1)
z4727204637345 f6c825f65a36b22a8e68e3a16785e21b
z5031417868934 367e17495b354bfe136ffa6ee013b73e
z5031417900256 a4ecfee75abc6825b77cab59ae448d0f

Tác giả bài viết: Tổ chuyên môn 4 tuổi

Nguồn tin: Trường mầm non Hoa Mai:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn cần  
/
 để chia sẽ thông tin,ý kiến ...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay754
  • Tháng hiện tại14,444
  • Tổng lượt truy cập556,061
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây